Thứ Hai, 23 tháng 2, 2009

ĐẬU ĐEN XANH LÒNG PHƯƠNG THUỐC KỲ DIỆU

Sách “Lãnh Hải Y Thoại” của La Đình Phổ đời nhà Thanh Trung Quốc có ghi khí cuả đậu đen xanh lòng làm sang mắt, bổ thận, tim, gan, mắt sáng, thính tai, đen tóc, Mạnh gân cốt, Nhuận trường, không táo bón không rối loạn, giải độc, tiêu thủy, thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, không vặt
Sách “Dương Tâm Thư” của Huy Thần viết: Mỗi sáng nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng suốt đời sang mắt thính tai, tóc đen, tiêu mụn nhọt
Truyện “Bông Hoa giản dị” của Ngô Doãn Phú có đoạn ghi: Trẻ nhỏ mỗi ngày nuốt một hạt, đến mười tuổi nuốt 49 hạt sẽ ít bị ốm đau, không đau mắt
1. DƯỢC TÍNH: Mát ngọt không độc
- Đậu đen giã nát đắp chỗ sưng tấy
- Ăn đậu đen nấu chin trị mụn nhọt
- Nuốt đậu đen mỗi sang 49 hạt làm bổ thận, bổ gan, bổ tim, thanh nhiệt hoại huyết, giải độc tiêu đàm, giảm đau, sáng mắt, đen tóc, đen râu, mạnh gân bổ cốt, tránh táo bón, phòng bệnh
- Khí của đậu là bí quyết mạnh khỏe sống lâu, vì thân khai nhị (lỗ tiêu, lỗ tiểu) thận khí đủ thì đủ tiêu, tiểu thông lợi
Có một thầy giáo 42 tuổi tối đọc sách, chấm bài, biết được bài thuốc này ông dùng liên tục 4 năm, kết quả là đứng giảng bài liên tục 4 giờ liền không thấy mỏi mệt, miệng không khô, lưỡi không ráo, tiếng không khàn, ít có cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là nhãn lực khỏe hơn hồi trẻ
Một ông tên Lý 20 năm bị táo bón, sau khi dùng đậu đen một tháng đại tiện được thoải mái, ông vui mừng nói sung sướng hơn trúng số độc đắc
Một cô nhân viên bưu điện mặt đầy mụn trứng cá, chỉ uống đậu đen hơn 1 tháng, các mụn nhọt đều không còn nữa
Một cụ già 80 tuổi, dạy chữ nho hàng ngày phải giơ tay viết nhưng không run, mắt không đeo kính, lên lầu cao không thở dốc . Hỏi bí quyết trường thọ mạnh khoẻ, cụ trả lời 50 năm liền, mỗi ngày cụ nuốt 49 hạt đâu đen
2. CÁCH DÙNG
- Sáng thức dậy, sau khi đánh răng rửa mặt, dùng nước sôi để nguội rửa sạch hạt đậu đen, uống với nước đã nấu chin, đừng ngâm lâu đậu đen sẽ bị lên men
- Không nấu, không tán, không nhai, chỉ nuốt trọng như thuốc
- Nuốt xong, ăn điểm tâm
- Ai cũng nuốt được, không kiêng cữ
- Với những người không bị bệnh thận, có thể dùng nước rửa đậu
3. LỜI DẶN THÊM
- Đây là phương thuốc kỳ diệu, vì chỉ một loại mà chữa được nhiều chứng bịnh cho mọi lứa tuổi
- Rất kinh tế vì rất rẻ tiền, 1 ký đậu dùng được mấy tháng
- Khả thi vì bất cứ ai dù nghèo đến mấy cũng có thể mua được và ở đâu cũng có bán
TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
1. PHƯƠNG THUỐC
- Buổi sáng trước khi ăn sáng, nuốt sống (nuốt trọn không nhai) 49 hạt đậu đen xanh lòng (chọn lấy hạt to)
- Phật có 2 con số : 7 và 7 số 49 là bội của 2 số (7x7=49), con số mang tính khoa học huyền bí
2. TÁC DỤNG
- Bổ tim, gan, thận
- Mắt sáng, thính tai, đen tóc
- Mạnh gân cốt
- Nhuận trường, không táo bón không rối loạn
- Giải độc, tiêu thủy
- Thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, không vặt
Trên cơ sở phát huy của 6 tác dụng trên, BỆNH TIỂU ĐƯỜNG tự nhiên biến mất, đường trong máu trở về mức thích nghi
Ta uống liên tục từ giờ đến hết đời, dù bệnh tiểu đường có muốn tái phát cũng không tài nào tái phát được, có nghĩa là suốt đời không bị tiểu đường nữa
Bệnh tiểu đường thuộc loai nan y, thế giới không có thuốc đặc trị dứt bệnh, chỉ giải quyết cơn thôi rồi cũng tái phát. Nếu có bị nặng sẽ không ứng loại thuốc nào hết. Chính nó là cơ sở phát sinh ra nhiều loại bệnh quái ác đưa đến tử vong. Các bạn chớ nên coi thường
TRẺ EM
- Đậu đen ngâm nước sôi 1 đêm sang uống
- Trẻ con từ 3 tuổi đến 10 tuổi chỉ cần mỗi ngày uống 7 hạt thì:
1- Mắt sang, không đau mắt, dù học nhiều cũng ít bị cận
2- Tiêu hóa tốt, không táo bón
3- Sức khỏe tốt, ít ốm đau
- Từ 11 đến 16 tuổi uống 21 hạt (3x7=21), Tuổi 17 trở lên uống 49 hạt như người lớn
- Baì thuốc này của thi hữu Thạch Trung, chủ nhiệm CLB thơ Lê Anh Xuân Mỏ Cày Bến Tre sưu tầm và uống có kết quả rất tốt đã khỏi bệnh, uống 6 tháng lên 10 kg, nên tặng cho thi hữu Nguyễn Thành chủ nhiệm CLB thơ Ba Tri Bến Tre, Nguyễn Thành bị tiểu đường lâu nămuống vô cũng khỏi, sức khỏe được tăng cường theo 6 tác dụng trên, mới uống được 5 tháng tóc bạc giảm dần thấy rõ rệt, có khả năng đen tóc trở lại mặc dù tuổi đã 73, Nguyễn Thành thấy quá hay nên tặng cho tôi. Tôi không bị tiểu đường nhưng rất cần 6 tác dụng của nó nên bắt đầu uống từ 1/10/2004 (lấy mốc 1/10)
- Bài thuốc này nằm trong tập sách LÃNH TRAI Y THOẠI của LỤC ĐÌNH PHỔ đời nhà Thanh, là loại thuốc quý có tầm cỡ thần dược
- Chúc bạn bị tiểu đường uống được khỏi hẳn, các bạn không tiểu đường uống nâng được sức khỏe lên
Ghi chú: Quý vị ở tại Quận Cam, California, USA có thể tìm mua đậu đen xanh long tại Farmers Supermarket, Magnolia & Garden Grove 8911 Garden Grove, CA 92844

Bồi Bổ Sức Khỏe Bằng Đậu Đen


Đậu đen là một loại thực vật được trồng rất nhiều tại một số nước Á Châu.

Người Trung Hoa không những đã biết dùng đậu đen để chế biến các loại thực phẩm như nước tương, tương khô và bột đậu mà còn dùng để luyện cao và làm thuốc.

Có hai loại đậu đen: Loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh mà người Việt Nam mình thường gọi là đậu đen xanh lòng. Loại sau này thường được người ta chọn lựa dùng để làm thuốc nhiều hơn.


Theo sách Bản Thảo Bị Yếu của Trung Quốc viết rằng: Đậu đen có đặc tính làm cho người già mắt yếu được sáng trở lại. Nó còn có công hiệu bổ thận và điều hòa hệ thống tim mạch. Ở Trung Hoa có nhiều người đã trên 80 tuổi, nhờ dùng đậu đen thường xuyên, mà không cần đeo kiếng lão, lên xuống thang lầu không biết mệt và khi viết chữ, tay không run. Có người bị táo bón kinh niên cũng nhờ dùng đậu đen mà nay được nhuận trường, đại tiện bình thường trở lại. Những người bị bịnh trái giống (đậu mùa), mặt rổ hoa mè, sau khi áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen một thời gian thì thấy các vết thẹo đã khỏi hẳn, da trơn mịn màmg bình thường. Ông Trương Bộ Đào, nguyên Bí Thư Viện Hành Chánh, Vệ Sinh và Y Dược Trung Quốc cũng áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen liên tục trong nhiều năm. Nay tuy đã già nhưng cơ thể ông vẫn còn cường tráng.


Sách Y Học cổ truyền Trung Quốc có viết: "Ngoài bông cúc ra, đậu đen là loại thực phẩm dưỡng sinh tốt nhất để bổ mắt, đến già vẫn còn đọc chữ được rõ ràng. " Sách Thọ Thân Dưỡng Lão Tân Thư viết: “Lý Mỗ tiên sinh mỗi sáng thức dậy là nuốt 27 hạt đậu đen tròn lẵng. Đến nay đã già nhưng mắt ông còn tỏ và tai ông vẫn thính như thuở thanh xuân”. Người ta còn mách, nên nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng với nước sôi nguội hay còn ấm vào mỗi buổi sáng thì sẽ công hiệu nhanh chóng hơn trong việc hồi phục thị giác của mắt. Có người lúc còn trẻ, hàng ngày chỉ nuốt một hạt đậu đen, rồi tăng dần liều lượng mỗi năm thêm một hạt. Cho đến già, ông thấy mạnh khỏe hơn những người cùng tuổi.. Mắt còn tỏ, không cần phải đeo kiếng lão.


Tác giả bài này (nguyên văn bằng tiếng Trung Hoa), năm nay đã 42 tuổi tự thuật rằng lúc trẻ ông đã bị bịnh quáng gà, mỗi khi trời sẫm tối thì quờ quạng không trông thấy gì cả. May nhờ được một người bạn mách cho phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen để chữa. Trải qua 5 năm kiên trì không gián đoạn, rốt cuộc mắt ông đã hồi phục thấy rõ bình thường. Ngoài ra cũng nhờ áp dụng phương pháp dưỡng sinh này mà ít khi ông bị bịnh. Mỗi ngày ông giảng bài tại trường hàng 10 tiếng đồng hồ vẫn không biết mệt, miệng không khô và giọng nói vẫn còn thanh thoát. Mỗi lần vào tiệm để hớt tóc, người thợ cạo ngạc nhiên bảo rằng chân tóc của ông đã hồi phục lại màu đen. Tóc bạc đã bớt đi rất nhiều. Đây là một bí quyết vô cùng kỳ diệu, nhưng cần phải kiên nhẫn.


Theo sách Y Học đời Mãn Thanh ghi chép: "Đậu đen tính hàn, vị cam (ngọt), sắc đen, chứa nước, hình dáng giống quả thận, nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy, bổ thận, nhuận tâm, giải nhiệt, khu phong, hoạt huyết, giải độc, giảm đau và trừ được chứng sưng phù. Dùng đậu đen giã nát hay đâm vụn rồi đắp lên chỗ sưng đau thì sẽ chóng lành. Những người thường ăn đậu đen nấu chín sẽ phòng ngừa được các chứng ban trái." An Lão tiên sinh ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), tuổi trên 80, hàng tuần đều dạy học trò về nghệ thuật thư pháp (viết chữ đẹp bằng bút lông). Tay ông không run và không cần đeo kiếng. Có người hỏi ông nhờ bí quyết nào mà có sức khỏe như vậy. Ông bảo nhờ phương pháp nuốt đạu đen từ 50 năm nay.


Khi mua đậu đen, chúng ta nên chọn lựa thứ hạt đen mướt (bổ thận) và ruột xanh (bổ gan). Loại đậu đen này thường được dùng để làm thuốc rất tốt.Cách thức dùng đậu đen để bồi dưỡng và trị liệu tùy theo sự tiện lợi hay ý thích của mỗi người. Cách thông thường nhất để thử nghiệm trong một tuần lễ là chúng ta có thể dùng 49 hạt đậu đen xanh lòng thứ tốt (no tròn, đen mướt và còn mới) rửa sạch. Mỗi sáng nuốt 7 hạt với nước chín để nguội hay còn ấm. Nhớ rửa sạch mỗi lần 7 hạt trước khi dùng. Đừng rủa một lượt 49 hạt rồi để dành vì sau khi dùng rồi, phần đậu còn lại sẽ lên mộng. Sau đó số lượng đậu dùng hàng ngày có thể gia tăng tùy thích.. Người bị bịnh thận có thể dùng nước sôi nguội pha muối thật loãng để nuốt đậu đen. Còn người bị bịnh phù thũng chỉ nên dùng nước sôi nguội bình thường và không pha muối. Hạt đậu không được rang hay nấu chín. Nên được nuốt trọng, không được cắn bể hay nhai nát. Nuốt đậu đen rồi, chốc lát sau có thể dùng điểm tâm và sinh hoạt bình thường, không kiêng cử gì cả. Bất kỳ người lớn hay thiếu niên đều có thể áp dụng phương pháp dưỡng sinh này để kiện thân và bồi dưỡng sức khỏe. Đừng lo ngại đậu đen nguyên hạt sẽ không tiêu hóa được ở trong ruột. Chỉ 3 tiếng đồng hồ sau khi nuốt đậu xong là chúng ta cảm thấy phải đi đại tiện rồi.Theo dõi số người đã áp dụng phương pháp này để trị bịnh, Lý tiên sinh đã bị táo bón kinh niên, mỗi sáng chỉ nuốt 2 hạt đậu đen mà nay đã dứt. Ông rất mừng còn hơn trúng số độc dắc. Ngoài ra một nữ nhân viên của sở Bưu Cục, mặt nổi nhiều tàn nhang và mụn bọc. Cô đã nuốt đậu đen liên tục chỉ mới 7 ngày sau đã thấy có công hiệu. Cô mừng quá tiếp tục sử dụng đến khi hoàn toàn bình phục, da mặt trở lại lành lặn bình thường mới thôi.


Tóm lại đậu đen không chỉ là thực phẩm mà còn là một thứ thuốc để cường thân kiện thể. Nó có công hiệu trong lãnh vực làm sáng mắt, ngăn chận bịnh đau mắt, giải độc trong cơ thể, bồi bổ gan và thận, điều hòa bộ máy tuần hoàn huyết và bộ máy tiêu hóa. Một cân đậu đen giá chẳng bao nhiêu tiền nhưng lại là một cân thuốc vô cùng quý báu.


Trên đây là tài liệu dưỡng sinh bằng Hoa ngữ, chúng tôi phỏng dịch với tính cách thông tin quảng bá để quý độc giả tham khảo. Mặc dầu một số bằng hữu và bản thân của dịch giả đã thực hành có hiệu quả. Tuy nhiên với tính cách dè dặt, dịch giả sẽ không chịu trách nhiệm về những phản ứng bất lợi, nếu có, xảy ra cho người áp dụng vì tính thích ứng của tạng phủ mỗi người mỗi khác. Để thử nghiệm, chúng tôi đề nghị quý vị nên nuốt trước mỗi sáng một hạt để thăm dò, xem có bị sình bụng, tiêu chảy hay cảm giác khó chịu không. Nếu không có gì trở ngại, thì sau mỗi tuần lễ quý vị có thể gia tăng liều lượng từ từ đến con số mà mình mong muốn.


Thứ Năm, 19 tháng 2, 2009

Tiên Dược Trường Sinh Bất Lão


Tiên Dược “Trường Sinh Bất Lão”
Mà Ai Cũng Có Thể Tự Tay Điều Chế

Hình ảnh các đạo sĩ gác bỏ danh lợi ngoài tai, một mình tìm lên núi hái lá thuốc đem về “chế đan phục dược” để cứu đời là một hình ảnh đẹp trong trí tưởng của mọi người. Mới đây, theo quyển sách đang làm rung động Âu Châu, “Natrual Cures” của Bác sĩ Ducarre, thì ai trong chúng ta cũng có thể tự điều chế lấy một loại tiên dược vừa có tác dụng chống lại quá trình lão hóa, vừa trị được bách bệnh.

Không cần phải lên núi hái lá thuốc và sau đó mất công sao, sắc rắc rối như các danh y ngày xưa. Dược liệu dùng để bào chế tiên dược có sẳn bên ta và cách “luyện” tiên dược cũng chỉ cần bỏ ra vài đồng mua lấy một hũ dấm táo (Apple Cider Vinegar) và lọ mật ong là xong.

Theo cách chỉ dẫn của BS Ducarre, sau đây là cách thức “pha chế” tiên dược dấm táo-mật ong để trị bệnh :

Thấp Khớp
Lấy một muỗng canh (tablespoon) dấm táo quậy với một muỗng canh mật ong rồi đổ chung vào tách nước đã nấu sôi để uống ngày hai lần – vào buổi sáng và buổi tối - hầu trị bệnh thấp khớp. Ngoài ra, cũng dùng hổn hợp dấm táo - mật ong khuấy kỹ để thoa lên chổ thấp khớp theo dùng phương cách trị liệu trong uống ngoài thoa.

Nhiễm trùng bọng đái.
Vào buổi sáng, trưa và chiều, mỗi lần trộn lộn một muỗng trà (teaspoon) dấm táo cùng một muỗng nhỏ mật ong để uống như một thứ thuốc nhằm diệt vi khuẩn gây nhiễm trong bọng đái. Có thể cho thêm một muỗng nhỏ nước Cranberry vào hổn hợp nơi trên để gia tăng hiệu năng của loại thuốc diệt trùng thiên nhiên này.

Ung Thư
Các cuộc khảo cứu chỉ rằng các bệnh nhân ung thư được chữa trị bằng phương pháp hóa học trị liệu, nếu chịu uống them dấm táo trộn mật ong mỗi ngày sẽ thuyên giảm bệnh nhanh gấp hai lần số bệnh nhân không uống mà chỉ dùng phương pháp hóa học trị liệu không thôi để điều trị.
Sưng loét miệng
Ăn rau xà lách trộn với dấm táo cùng mật ong hai lần một ngày, sẽ trị dứt chứng sưng loét miệng.
Hạ mức Cholesterol
Khuấy 2 muỗng canh mật ong 3 muỗng canh dấm táo với 2 tách nước trà nóng, uống như thế, ít nhất, ngày 2 lần, sẽ hạ và giữ được mức Cholesterol thấp.
Bị cảm lạnh, đau cổ họng
Uống hổn hợp gồm một muỗng canh dấm táo và một muỗng nhỏ (teaspoon) mật ong, là sau vài giờ các khó chịu do cảm lạnh và đau cổ họng gây ra sẽ biến mất.

Mệt mỏi
Nửa muỗng nhỏ dấm táo và một muỗng canh mật ong trộn chung là liều thuốc hồi lực xua tan mệt mỏi.

Trị rụng tóc, tăng thính giác
Sáng, trưa, chiều, uống dấm táo trộn mật ong theo một tỉ lệ đồng đều, làm tóc không bị rụng và làm tai thính hơn.

Trị đau tim
Để phòng ngừa đau tim và tránh được những tai biến do mở đóng ở thành động mạch, thì mỗi ngày nên uống một tách dấm táo được làm ngọt bằng một muỗng nhỏ mật ong.

Áo huyết cao
Trong vòng một tháng sau khi uống một hỗn hợp gồm 2 phần dấm táo, trộn với 1 phần mật ong, thì các người bị cao máu trong một cuộc thử nghiệm ở ý đã khỏi bệnh.

Tăng cường khả năng của hệ miễn nhiễm của cơ thể
Hỗn hợp dấm táo - mật ong làm cho các bạch huyết cầu mạnh mẽ hơn, vì vậy gia tăng khả năng tiêu diệt vi trùng, và phòng vệ cơ thể của hệ miễn nhiễm lên gấp 3 lần.
Bao tử Trộn ¼ tách dấm táo với hai muỗng nhỏ mật ong rồi đem cất vào tủ lạnh, là coi như có hủ thuốc trị đau dạ dày, và trị chứng khó tiêu rất công hiệu.
Mỗi lần khó chịu bao tử uống hai muỗng nhỏ hỗn hợp đó.

Trị cúm
Các cuộc khảo cứu của y giới Đan Mạch chỉ rằng mỗi giờ uống một muỗng nhỏ của hai phân lượng mật ong và dấm táo bằng nhau, và trộn chung với nhau, sẽ chữa được bệnh cúm.

Sống lâu trăm tuổi
Không còn là giấc mơ xa vời nếu mỗi ngày uống một tách trà nóng có trộn hai muỗng nhỏ mật ong và hai muỗng nhỏ dấm táo.
Ngoài tất cả các công dụng vừa nói, dùng hỗn hợp dấm táo, mật ong một cách đều đặn và thường xuyên còn làm cho da dẻ mịn màng hơn, giúp cơ thể có thêm năng lực, làm cơ thể thon gọn. Và thoa ngoài da để trị chứng đau nhức bắp thịt, đau bàn chân vì tập thể thao nhiều quá.

Quốc Châu

xin ghi thêm vật liệu để uống/dùng hàng ngày.
Vinegar Health Drink 3 times daily upon arising, mid-morning, and mid-afternoon1 to 2 tsps VinegarIn 8 oz Glass Purified Water and (optional) 1 to 2 tsps honey.
A Delicious Marinade : Perfect for salads, dressings, greens, marinades, veggies and most foods.
¾ cup Vinegar1/3 cup Virgin Olive Oil½ to 1 tsp Liquid Aminos1 to 2 cloves Garlic – mincedPinch of Italian or Salad Herbs

Quốc Châu,

HoPhapOrg, Cập Nhựt

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2009

Người Già Cần Biết


Những điều cần làm cho các cụ Thất thập thừa

Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm

Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng

Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút. Bước 1 khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút. Bước 2, ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân. Bước 3, cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.

Không nên ngoái đầu một cách đột ngột

Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.

Không nên đứng co một chân để mặc quần

Xương của người già thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.

Không nên quá ngửa cổ về phía sau

Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.

Không nên thắt dây lưng quá chặt

Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.

Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặng mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.

Không nên nói nhanh, nói nhiều

Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

Không nên xúc động

Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.
Có một câu nói rất hay: "Đừng để chết vì thiếu hiểu biết".
Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2009

Vài Điều Đáng Nhớ

I – SỨC KHỎE :
Tổ chức y tế thế giới định nghĩa : Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàntoàn về thể chất và hoàn cảnh chứ không phảilà một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật.

II– BÍ QUYẾT TRƯỜNG THỌ :

1. Chấp nhận : với những gì mình đang có.
2. Thích nghi : với hoàn cảnh của mình.
3. Điều chỉnh : để đạt được điều mong muốn.

III ­– PHÒNG NGỪA BỆNH TẬT :

1. Không vui quá = hại tim.
2. Không buồn quá = hại phổi.
3. Không tức quá = hại gan.
4. Không sợ quá = hại thần kinh.
5. Không suy nghĩ quá = hại tỳ.

IV - Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lẵng quên.
V - Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.

VI – THỨC ĂN UỐNG HÀNG NGÀY :

Một củ hành : chống ung thư.
Một quả cà chua : chống tăng huyết áp.
Một lát gừng : chống viêm nhiễm.
Một củ khoai tây : chống sơ vữa động mạch.
Một quả chuối : làm phấn chấn thần kinh,giảm bớt âu,chẳng táo bón,giảm béo.
Một quả trứng hay ít thịt nạc : chống suy dinh dưỡng .
Uống một đến hai lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.

VII – TRIẾT LÝ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA HIỆN ĐẠI :

1.Trung tâm là sức khỏe.
2.Hai tí : một tí thoải mái - một tí nhiệt tình.
3.Ba quên : quên tuổi tác – quên bệnh tật – quên hận thù .
4.Bốn có : có nhà ở - có bạn đời – có bạn tri âm – có lòng vị tha.
5.Năm phải : phải vận động – phải biết cười – phải lịch sự hòa nhã –
phải biết nói chuyện và phải coi mình là người bình thường.

Thiền dưới ánh sáng khoa học

Thiền là một nét văn hoá đặc sắc của phương Đông. Từ đầu thế kỷ 20, sau khi được du nhập vào phương Tây, thiền đã thoát ra khỏi ranh giới của tôn giáo và nhanh chóng được tiếp nhận như một phương pháp để chữa lành những căn bệnh của xã hội hiện đại do căng thẳng tâm lý gây ra. Ngày nay, với tinh thần khoa học và tính thực tiển của người Âu Mỹ và dưới sự giúp sức của các thiết bị hiện đại, nhiều hiệu quả thực tế của thiền đã dần dần được sáng tỏ.

Thiền là quá trình hạ thấp sóng não và giảm chuyển hoá

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy trong quá trình ngồi thiền, nhịp thở chậm lại, nhịp tim và huyết áp giảm xuống, sóng não hạ thấp và mức độ chuyển hoá giảm theo. Năm 1967, Giáo sư Herbert Benson, trường Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người tham gia ngồi thiền. Thí nghiệm cho biết khi ngồi thiền nhu cầu oxy ít hơn bình thường 17%, nhịp tim giảm 3 nhịp mỗi phút và có sự gia tăng sóng theta ở não. Một nghiên cứu khác do hai Giáo sư người Nhật Kasamatsu và Hirai thực hiện trong khi thiền sư Soto ngồi thiền cho thấy có sự xuất hiện tuần tự sóng alpha, gia tăng biên độ sóng alpha, tiếp tục là sự giảm thấp sóng alpha và cuối cùng là sự phát triển sóng theta[i]. Sóng não hạ thấp tương ứng với tình trạng an tĩnh của cơ thể. Sóng beta nhanh và không đều (khoảng 20c/s) ứng với điều kiện tâm lý căng thẳng, nhiều tạp niệm. Sóng alpha (khoảng 8 đến 13c/s) là sóng não ứng với tình trạng thư giãn cơ bắp, tâm lý thoải mái và tinh thần minh mẩn. Sự gia tăng biên độ sóng alpha ứng với tình trạng êm dịu thần kinh. Sóng theta (khoảng 4c/s) thường xuất hiện liền trước lúc ngủ. Khi ngồi thiền, sóng theta sinh ra nhưng con người vẫn tỉnh táo, sóng theta ứng với quá trình nhập tĩnh của hành giả. Ở những người nhập tĩnh sâu, điện não đồ có thể xuất hiện sóng gamma (từ 1 đến 2c/s).

Nói chung, sinh hoạt hàng ngày luôn làm cho thần kinh con người ở trong tình trạng căng thẳng, kích thích ở những mức độ khác nhau dễ gây rối loạn thần kinh thực vật, dẫn đến rối loạn hoạt động nội tiết và hoạt động miễn nhiễm. Ngược lại, quá trình hạ thấp sóng não, giảm chuyển hoá và giảm tiêu hao năng lượng của thiền là quá trình chủ động làm cho bộ não được nghỉ ngơi, phục hồi khả năng tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, qua đó cải thiện các chức năng sinh lý của cơ thể và nâng cao khả năng chống lại những sự quấy nhiễu của môi trường bên ngoài.

Thiền tạo ra sự khác biệt cụ thể trên não bộ, phát triển trí não và làm chậm sự lão hoá

Các nhà thần kinh học cho rằng não bộ có thể nhận biết, thích ứng và tự điều chỉnh các phân tử và các tế bào trên cơ sở kinh nghiệm và sự luyện tập. Ông Kosslyn, một nhà tâm thần học nói "Nếu bạn làm một điều gì đó, bất cứ cái gì, ngay cả chơi bóng bàn, trong 20 năm, mỗi ngày 8 tiếng thì trong não bộ của bạn sẽ có một sự khác biệt so với những người không làm việc đó. Điều nầy là tất yếu". Gần đây, một báo cáo của 2 nhà khoa học Arthur F. Kramer và Mc. Auley trường Đại học Illinois được phổ biến trong tập san chuyên về lão khoa số tháng 9/2006 của Hội Khoa học Mỹ đã xác nhận những người già thường xuyên tập thể dục có thể phát triển vùng não tương ứng và cải thiện trí nhớ. Người tham gia thí nghiệm[ii] là những người có cuộc sống tĩnh tại, tuổi từ 60 đến 79 tuổi. Họ được tập trung mỗi tuần 3 lần để tập những bài tập aerobic nhẹ -tương tự như một loại thiền động- Sau 6 tháng, đối chiếu, so sánh bộ não của những người nầy qua những hình ảnh được chụp bằng máy cộng hưởng từ đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể khối lượng não giữa trước và sau đợt thí nghiệm. Đối với thiền tĩnh, kết quả càng khả quan hơn. Bà Sara W. Lazar, Giáo sư trường Đại học Harvard, là người đồng nghiên cứu với Tiến sĩ Benson tại Bệnh viện Massachusettes General Hospital (MGH). Bà cho biết thiền giúp gia tăng chức năng của bộ não, tăng cường khả năng tập trung tư tưởng và cải thiện lão hoá. Đặc biệt, thiền làm gia tăng độ dày của phần vỏ não phía trước trán. Điều nầy tương phản với quá trình thoái hoá não ở người già. Nghiên cứu nầy dựa trên những người từ 25 đến 50 tuổi, ngồi thiền 40 phút mỗi ngày. Bà Lazar nói "Ảnh hưởng của thiền định có thể đảo ngược tiến trình lão hoá".

Thiền là liệu pháp đối trị các bệnh tâm thể

Từ lâu, khoa học đã phân biệt được mỗi khu vực não có liên quan đến những cảm xúc hoặc những khả năng khác nhau của con người. Ngày nay, với sự hổ trợ của các thiết bị hiện đại, các nhà khoa học đã xác định được rằng quá trình ngồi thiền đã hoạt hoá được vùng não trước trán bên trái, nơi có những tế bào thần kinh cho ta cảm giác phấn khởi, an lạc. Chính điều nầy đã giúp cho các vị thiền sư dễ an định nội tâm, khó bị kích động bởi những cảm giác hận thù, sợ hải, lo âu. Do đó, thiền cũng là biện pháp đối trị hữu hiệu đối với các chứng bệnh do căng thẳng tâm lý gây ra. Giáo sư Herbert Benson cho rằng phần lớn các bệnh nhân đến các phòng mạch đều có liên quan đến stress. Những ca bệnh nầy đáp ứng rất kém đối với thuốc và phẫu thuật nhưng lại rất tốt đối với các liệu pháp tiếp cận tâm thể. Đối với các bệnh có nguồn gốc tâm lý, liệu pháp thiền là cách chữa tận gốc. Những nghiên cứu về thiền đều cho thấy thiền làm giảm sự căng cơ, giúp giải toả sự lo âu, bất an, đặc biệt là làm giảm họat hoá các nội tiết tố stress. Hiện nay có một phương pháp thiền đã được chính thức đưa vào giảng dạy và thực hành lâm sàng tại nhiều trường Đại học và Bệnh viện ở phương Tây, kể cả một số trường lớn ở Mỹ như Umass, Stanford, Duke, Virginia, San Francisco,… Đó là MBSR. MBSR là chữ viết tắt của thuật ngử "Mindfullness Based Stress Reduction", tạm dịch là "giảm Stress dựa trên sự tỉnh giác". MBSR được xem là một liệu pháp bổ sung giúp điều chỉnh tinh thần, cảm xúc và cải thiện sức khoẻ. Đây là một kỹ thụât phát triển chánh niệm, tức khả năng nhận biết điều gì xảy ra nơi thân và tâm, qua đó có thể làm chủ bản thân và điều hoà cảm xúc. MBSR đã được Giáo sư Jon Kabat-Zinn khởi xướng đưa vào thực hành lâm sàng từ đầu những năm 1970. Cho đến nay, hàng chục ngàn người đã được hưởng lợi từ chương trình huấn luyện và điều trị nầy. Kết quả cho thấy MBSR giúp điều trị những bệnh về tim mạch, các chứng đau nhức mãn tính, rối loạn chức năng ở dạ dày, ruột, chứng đau nửa đầu, cao huyết áp, mất ngủ, lo âu, hoảng loạn... Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 200 bệnh viện hoặc cơ sở y tế có thực hành điều trị bằng MBSR[iii].

Thiền tăng cường hệ miễn dịch

Nhiều nghiên cứu cho thấy các phương thức Thiền khác nhau như quán sát hơi thở, lần chuỗi, niệm kinh, nhẩm số hoặc những cử động lập đi lập lại như đi bộ, đi quyền, đan len... đều có khả năng làm gia tăng hệ miễn dịch. Có thể kể đến[iv] những cuộc nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Kundalini ở Boston vào năm 1976 tại Bệnh viện Cựu Chiến Binh La Jolla ở California, thí nghiệm của nhà Tâm lý học Alberto Villoldo ở trường Đại học Sanfrancisco năm 1980. Nhiều người đặc biệt quan tâm đến công trình nghiên cứu của Bác sĩ Carl Simonton về điều trị ung thư trong những năm 1970. Trong những thí nghiệm này ông hướng dẫn cho người bệnh thư giãn và hình dung những bạch cầu của họ là những chiến sĩ tìm và diệt. Đội quân dũng mảnh đã chiến đấu, chiến thắng và mang đi các tế bào ung thư đã chết. Kết quả thí nghiệm trên những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã cho biết thời gian sống còn của những bệnh nhân tham gia ngồi thiền tăng lên gấp 2 lần rưởi so với những người không ngồi thiền.

Vào tháng 7/1997, Tiến sĩ Richard Davidson, Giáo sư Tâm lý học trường Đại học Wisconsin đã tiến hành một cuộc nghiên cứu[v] về tác động của thiền đối với hoạt động thần kinh và khả năng miễn nhiễm trên 48 đối tượng là nhân viên của công ty kỹ thuật sinh học Promega (phần lớn những người này là những nhà khoa học). Những người nầy được hướng dẫn thực hành thiền mỗi lần 3 giờ, mỗi tuần một lần, trong thời gian 8 tuần lễ. Cuối giai đoạn 8 tuần, những nhân viên ngồi thiền và những nhân viên khác không ngồi thiền đều được cho chích ngừa vaccin cúm. Ở thời điểm 4 tuần và 8 tuần sau khi chủng ngừa, tất cả mọi người đều được thử máu để kiểm tra số lượng kháng thể. Kết quả cho biết số kháng thể đã gia tăng thêm 50% ở những người có ngồi thiền so với những người không ngồi thiền. Như vậy, cuộc thử nghiệm đã cho thấy việc Thiền trong một giai đọan ngắn cũng có tác dụng gia tăng hệ miễn dịch. Quan trọng hơn, khả năng nầy có thể kéo dài một thời gian sau khi ngưng ngồi thiền.

Thiền giúp cải thiện hành vi

Các nhà tâm thần học đang cố khám phá xem liệu việc ngồi thiền có thể cải thiện những chương trình của bộ não có khuynh hướng chống xã hội hay không. Mới đây, một cuộc nghiên cứu về tác động của Vipassana, một loại thiền quán niệm hơi thở của Ấn Độ cổ, đối với những tù nhân tại nhà tù Tihar đã được công bố trên tờ the Indian Express số ra ngày 16.12.2006. Nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm sinh viên trường Đại học Vivekanand ở New Delhi. Họ chọn ra 42 tù nhân tình nguyện. Phân nửa số người trên được hướng dẫn thực tập thiền trong thời gian 10 ngày. Sau thời gian thí nghiệm, các tù nhân được đánh giá các tiêu chuẩn về lòng tự trọng, khả năng ổn định cảm xúc và tinh thần trách nhiệm đối với xã hội. Điều ghi nhận được là tất cả những người đã trải qua khoá thiền đều có kết quả tích cực hơn nhiều so với những người không ngồi thiền. Nhà tù Tihar ở New Delhi là nhà tù đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục tù nhân thông qua những khoá thiền Vipassana 10 ngày từ năm 1975. Hiện nay chương trình nầy đã được thực hiên ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Ấn Độ, Israel. Mông Cổ, New Zealand, Taiwan, Thailand, Anh quốc và Hoa Kỳ[vi].

Nghiên cứu của Giáo sư David Kavanagh tại trường Đại học Queensland cho thấy đối với những người nghiện rượu, thiền có khả năng chế ngự đựơc cảm giác thèm rượu. Đối với thói quen hay ăn vặt dễ dẫn đến béo phì và các loại bệnh về chuyển hoá khác, nhiều nhà khoa học cho rằng những người có nhiều áp lực trong cuộc sống thường có khuynh hướng hay ăn vặt để làm dịu đi những căng thẳng tâm lý. Trong những trường hợp nầy, thiền có tác dụng điều hoà thần kinh, giải toả stress nên có thể chữa được thói xấu nầy. Đối với những trường hợp bình thường, thiền giúp tạo một tinh thần thoải mái, lạc quan, dễ hoà hợp là điều rất rõ ràng. Michael Slater, một nhà sinh học phân tử ở Promega đã tham gia vào cuộc thực nghiệm về thiền của ông Davidson đã phát biểu "Quả thật tôi là một nhà khoa học thực nghiệm trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Tôi nghi ngờ giáo điều. Tôi đã thử thực tập thiền và thiền đã thực sự hấp dẫn tôi. Tôi đã cảm nhận được sự giảm căng thẳng trong tôi. Tôi bớt gắt gỏng, cau có. Tôi có khả năng tiếp nhận những áp lực công việc lớn hơn. Vợ tôi cũng cảm thấy tôi dễ thân cận hơn. Như vậy, thiền đã có những tác dụng rõ rệt. Đối với những nhà khoa học thực nghiệm, như vậy là đủ." Những người ngồi thiền có vùng vỏ não trước trán bên trái hoạt động nhiều hơn bên phải nên có tinh thần lạc quan, dễ chia sẻ, tha thứ. Mặt khác, họ sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi bị tác động bởi những cảm xúc tiêu cực.

Thiền giúp nâng cao chỉ số thông minh cảm xúc

Trước đây, khi nói về sự thành đạt, người ta nhấn mạnh đến chỉ số thông minh, thường gọi là IQ (Intelligent Quotient). Tuy nhiên theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, chỉ khoảng 25% số người thành đạt có chỉ số thông minh trên trung bình. Như vậy, chỉ số IQ không giải thích được sự thành công của 75% số người còn lại. Các nhà nghiên cứu cũng loại trừ nhân tố năng lực chuyên môn. Cuối cùng, người ta khẳng định thông minh cảm xúc là yếu tố quyết định sự thành công của những người này. Đặc biệt trong cuộc sống hiện nay, nhịp sống nhanh và tính cạnh tranh cao, mỗi người đều dễ bị tác động bởi stress thì yếu tố thông minh nầy càng có ý nghĩa quyết định. Nói chung, thông minh về mặt cảm xúc (Emotional Intelligence) hay chỉ số thông minh cảm xúc (Emotional Quotient) là kỹ năng của một người về việc cảm nhận, đánh giá và quản lý cảm xúc của cá nhân mình, của đồng sự hay của đối tác để có được hiệu quả tối đa trong công việc cũng như trong giao tiếp xã hội. Thiền có thể giúp gia tăng khả năng kiểm soát cảm xúc, lòng tự tin và niềm hứng khởi trong công việc. Do đó, thiền là khâu quan trọng nhất để nâng cao chỉ số thông minh nầy. Tiến sĩ Daniel Golenan, một chuyên gia tâm lý thuộc trường Đại học Harvard ở Boston, Mỹ, là người tiên phong trong việc chuyên nghiệp hoá lãnh vực đào tạo và huấn luyện về Thông Minh Cảm Xúc. Ông chủ trương nên giảng dạy thiền cho các học sinh, sinh viên và các nhà quản lý để giúp họ kiểm soát cảm xúc và có khả năng tương tác tốt trong mọi quan hệ qua đó sẽ giúp họ nâng cao hạnh phúc gia đình và thành công trong xã hội. Tại Việt Nam, một cuộc hội thảo chuyên đề về "Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai" đã được Viện Nghiên Cứu Giáo Dục thuộc trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 10.10.2007 vừa qua. Kết quả điều tra mới nhất do công ty nghiên cứu thị trường Research International thực hiện được công bố tại cuộc hội thảo đã cho thấy chỉ có 28% học sinh, sinh viên Việt Nam có thể tập trung hoàn toàn vào công việc hàng ngày! Số 72% còn lại cho biết họ thường gặp phải khó khăn khi phải tập trung trong học tập hoặc trong giao tiếp. Đây là một thực trạng đáng báo động. Nguyên nhân và giải pháp có thể có nhiều. Tuy nhiên, việc đưa Thiền vào thời khoá sinh hoạt thường ngày là một biện pháp mà mỗi cá nhân và gia đình có thể thực hành được. Còn nhớ, một năm trước đây báo chí có loan tin về em Scott Thương, một học sinh người Việt thi đậu vào Đại học năm 14 tuổi. Thương là con ông Trần văn Thưởng, một giáo sư Toán tại bang Missouri, Hoa Kỳ. Khi trả lời báo chí về kinh nghiệm giáo dục con cái của mình, ông Thưởng đã cho biết, bên cạnh việc truyền đạt cho các em ý chí và động lực của việc học tập thì việc trau dồi thể chất và tinh thần là điều rất quan trọng. Ông nói "Mỗi ngày, các em cần phải có một giờ tập thể dục và nửa giờ ngồi thiền."

Thiền và cảm giác hợp nhất với vũ trụ

Khi đề cập đến thiền, đến yoga, người ta thường nói đến sự hoà hợp hay hợp nhất. Hợp nhất giữa thân và tâm, giữa con người và bối cảnh chung quanh và cuối cùng là sự hợp nhất hay tính vô phân biệt giữa cái tôi hữu hạn và cái vô cùng của vũ trụ vạn hữu. Qua nghiên cứu bộ não, các nhà khoa học cho rằng cảm giác hợp nhất và vô giới hạn có liên quan đến thuỳ đỉnh não. Năm 1973, Tiến sĩ Gregg Jacobs, một chuyên gia Tâm thần học thuộc Đại học Harvard qua ghi nhận sóng não và ảnh chụp bộ não của những người ngồi thiền cho biết qúa trình thiền làm giảm hoạt động ở thuỳ đỉnh não, nơi phụ trách các cảm giác về không gian và thời gian. Bằng cách "tắt" thuỳ đỉnh não, hành giả sẽ có khuynh hướng mất đi cảm giác giới hạn để tiến đến sự hoà hợp và thấy mình và vũ trụ trở thành một.

Tóm lại, dù thiền ngắn hạn hay dài hạn, ảnh hưởng của thiền đối với việc cải thiện các điều kiện tâm lý hoặc thể chất là điều rất rõ ràng. Những kết quả nầy cũng được thể hiện trong đánh giá của Bác sĩ Stephanie Steven, một chuyên gia về tim mạch và các liệu pháp bổ sung qua một bài viết[vii] trên báo Danvers Herald, MA, Mỹ ngày 12.1.2006 "Thiền định làm cho cơ thể bình lặng và an định, áp suất máu giảm, nhịp tim chậm lại. Quá trình thiền khiến một số biến đổi tâm thể lý xảy ra giúp cải thiện sức khoẻ, giảm đau đớn, giảm căng cơ, giảm tính cáu kỉnh, gíup ăn ngon và tăng cường hệ miễn dịch".


[i] Katsuki Sekida. Zen Training. Shambhala Classics. 2005. Tr63

[ii] Exercise shown to reverse brain deterioration brought by aging. www.news.uiuc. edu/news/ 06

[iii] Jon Kabat-Zinn. Mindful Yoga (www.steveshealphd. com)

[iv] Nancy Poitou M.D. Meditation for Health. http://mysite. verizon.net/ nancy-poitou.

[v] Stephan S. Hall. Is Buddishm good for your health. The New York Times. Sept.14.2003

[vi] Vipassana Meditation Courses for correction facilities. www.prison.dhamma. org

[vii] Stephanie Stevens. Meditation,an oasis from everyday stress. Danvers Herald. Jan.12.2006.