Bác sĩ Nguyễn văn Đích
Sạn túi mât là một bệnh thường gặp. Gần 10% dân chúng có sạn trong túi mật, tuy nhiên chí một ít người (20%) có triệu chứng và cần điều trị.
GAN, TÚI MẬT VÀ SẠN TÚI MẬT
GAN, TÚI MẬT VÀ SẠN TÚI MẬT
Gan là một bộ phận ghép vào ống tiêu hóa. Gan có nhiều nhiệm vụ mà một trong các nhiệm vụ đó là tiết ra mật. Mật là một chất lỏng màu xanh đen, chứa cholesterol, muối mật và lecithine. Mật có đặc tính kiềm và có vai trò quan trọng trong việc tiêu và hấp thụ chất béo và các sinh tố tan trong mỡ.
Gan thường xuyên làm ra mật. Mật được tích trữ trong túi mật.Túi mật là một bộ phận nằm ở dưới gan. Khi chứa dầy mật, túi mật có thể tích bằng một cái hột gà.. Túi mật cô đặc mật.
Khi ta ăn, tui mật co thắt, tiết vào đầu ruột non, góp phần vào sự tiêu hoá đồ ănKhi có sự mất thăng bằng giữa cholesterol và muối mật, mật đọng lại thành sạn. Phần lớn sạn là cholesterol kết hợp với calcium, một số ít là sạn bilirubin. Trong một ít trường hợp khác sạn tạo thành trong ống mật chủ do sự phân hóa của mật.
CÁC YẾU TỐ KHIẾN DỄ BỊ SẠN TỨI MẬT
Gan thường xuyên làm ra mật. Mật được tích trữ trong túi mật.Túi mật là một bộ phận nằm ở dưới gan. Khi chứa dầy mật, túi mật có thể tích bằng một cái hột gà.. Túi mật cô đặc mật.
Khi ta ăn, tui mật co thắt, tiết vào đầu ruột non, góp phần vào sự tiêu hoá đồ ănKhi có sự mất thăng bằng giữa cholesterol và muối mật, mật đọng lại thành sạn. Phần lớn sạn là cholesterol kết hợp với calcium, một số ít là sạn bilirubin. Trong một ít trường hợp khác sạn tạo thành trong ống mật chủ do sự phân hóa của mật.
CÁC YẾU TỐ KHIẾN DỄ BỊ SẠN TỨI MẬT
1. Phái tính: Phụ nữ bị sạn túi mật nhiều gấp đôi nam giới vì kích thích tố nữ làm tiết nhiều cholesterol trong mật. Thai kỳ, thuốc ngừa thai, tăng thải cholesterol và giảm sự bài tiết mật khiến dễ bị sạn.
2. Tuổi: Khả năng bị sạn tăng dần với tuổi, trẻ em rất ít bị sạn mật. Đến tuổi 40 nhiều người bị sạn. Trên 60 tuổi, 10% đàn ông, 20% đàn bà có sạn túi mật.
3. Di truyền: Có những sắc dân và gia đình hay bị sạn.
4. Mập: Khả năng bị sạn túi mật tăng theo chỉ số cân nặng (BMI).
5. Chế độ ăn: ăn nhiều mỡ, đường và ít vận động tăng khả năng bị sạn tui mật.
6. Xuống cân nhiều, quá 3 LBS trong 1 tuần cũng làm tăng khả năng bị sạn.
7. Nhịn đói, không ăn đều 3 bữa trong một ngày cũng tăng khả năng bị sạn túi mật.
8. Tiểu đường,
9. Xơ gan,
10. Bệnh về máu.
TRIỆU CHỨNG
Trong trường hợp điển hình bệnh nhân bị đau quặn gan. Cơn đau xảy ra sau khi ăn, đau ở vùng dưới bẹ sườn phải, đau âm ỉ, cường độ tăng dần, kéo dài từ 15 phút đến vài giờ. Đau có thể lan lên vai phải và kèm theo buồn nôn. Sau khi lên đến cực điểm cơn đau giảm dần. Thông thường cơn đau không kéo dài quá 4 giờ. Cơn đau thỉnh thoảng tái phát nhưng không liên tục như đau bao tử. Trong trường hợp không điển hình bệnh nhân chỉ thấy đầy bụng, khó tiêu. Những triệu chứng này có trong nhiều bệnh đường tiêu hóa và không chuyên biệt cho sạn túi mật.
CHẨN ĐOÁNChẩn đoán dựa vào thăm khám lâm sàng, được xác định bằng :1. Siêu âm: là phương pháp thông dụng nhất vì dễ làm, chính xác, và không đắt tiền.2. CT bụng, đắt tiền mà không cần thiết.3. Chụp túi mật với chất đồng vị phóng xạ nếu cần phân biệt với viêm túi mật cấp4. Chụp hình đường mật và ống tuỵ tạng qua nội soi.5. Siêu âm túi mật qua nội soi vì đầu dò được đặt gần túi mật và ống dẫn mật hơn nên có thể khảo sát chính xác hơn.6. Xét nghiệm mật để tìm tinh thể cholesterol khi các phưng pháp trên không giúp làm chẩn đoán.
ĐIỀU TRỊ
CHẨN ĐOÁNChẩn đoán dựa vào thăm khám lâm sàng, được xác định bằng :1. Siêu âm: là phương pháp thông dụng nhất vì dễ làm, chính xác, và không đắt tiền.2. CT bụng, đắt tiền mà không cần thiết.3. Chụp túi mật với chất đồng vị phóng xạ nếu cần phân biệt với viêm túi mật cấp4. Chụp hình đường mật và ống tuỵ tạng qua nội soi.5. Siêu âm túi mật qua nội soi vì đầu dò được đặt gần túi mật và ống dẫn mật hơn nên có thể khảo sát chính xác hơn.6. Xét nghiệm mật để tìm tinh thể cholesterol khi các phưng pháp trên không giúp làm chẩn đoán.
ĐIỀU TRỊ
Tuy nhiều người có sạn trong túi mật, chỉ một số ít người có triệu chứng và cần điều trị. Những người có sạn túi mật có triệu chứng đau thường bị đau lại và có thể có biến chứng. Những người có sạn túi mật do tình cờ phát hiện thường không có triệu chứng và biến chứng do đó không cần can thiệp vì can thiệp không có lợi gì mà lại có thể bị tai biến.
1. Trước đây bệnh nhân cần phải giải phẫu, cần nằm bệnh viện và nghỉ nhiều ngày.
2. Ngày nay, nhờ phương pháp nội soi, có thể cắt túi mật qua da, chỉ cần dùng ống nhỏ chích vào trong ổ bụng cắt và gắp túi mật và sạn ra ngoài. Sau thủ thuật, bệnh nhân có thể về nhà trong ngày. Chỉ những người lớn tuổi, có bệnh kết hợp mới cần nằm lại dể theo dõi qua đêm.
3. Thuốc. chủ yếu là muối mật như Ursodiol có thể làm tan sạn mật tuy nhiên đắt tiền cần điều trị lâu dài. Vì cắt túi mật qua da quá dễ dàng nên việc điều trị bằng thuốc lâu dài tỏ ra không thực tế.
4. Phá sạn bằng siêu âm rồi dùng thuốc như ursodiol dể làm tiêu các mảnh vụn. Chỉ có thể dùng cho sạn cholesterol. kết quả.không cao. Những người có nhiều sạn, sạn lớn hoặc bị viêm túi mật không điều trị được bằng phương pháp này. Mặt khác họ vẫn cần phải uống thuốc liên tục để ngừa sạn tái phát.
BIẾN CHỨNG
BIẾN CHỨNG
Trong một số trường hợp, sạn túi mật có thể gây biến chứng:
1. Tắc ống dẫm mật. Sạn di chuyển làm tắc mật, gây đau, vàng da do ứ mật. Cần giải phẫu hoặc lấy sạn bằng nội soi.
2.. Viêm tụy cấp. Sạn làm tắc ống dẫn dịch tuỵ, gây đau dữ dội, kèm ói mửa, cần nhập viện điều trị và lấy sạn.
3. Viêm túi mật cấp, bệnh nhân đau kéo dài, kèm nóng lạnh và triệu chứng nhiễm trùng, cần nhập viện, điều trị kháng sinh, và cắt túi mật.
PHÒNG NGỪA
PHÒNG NGỪA
Có thể giảm bớt khả năng bị sạn túi mật bằng cách:
1. giữ cân nặng trung bình.
2. ăn đều 3 bữa, bữa ăn có một ít chất mỡ để kích thích túi mật,
3. ăn nhiều chất xơ, ít mỡ động vật,
4. vận động,
5. tránh xuống cân quá nhanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét